NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ BẤT CẬP CỦA LUẬT ĐẦU TƯ

Thời đại ngày nay, trong bối cảnh và điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự phát triển toàn diện của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Tính phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế cũng như về các lĩnh vực khác là nét phổ biến của thế giới hiện đại. Khi trình độ khoa học phát triển nhanh với tốc độ chưa từng có và đã vượt ra khỏi phạm vi của mỗi quốc gia, đầu tư phát triển kinh tế trở thành một yêu cầu phát triển khách quan mang tính quy luật. Đó cũng là vấn đề trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế của nước ta và nhiều nước khác trên thế giới.
            Thực hiện đường lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa của Đảng với đặc điểm và khả năng của nền kinh tế nước ta trong chặng đường đầu tiên của chặng đường quá độ lên chủ nghĩa xã hộ, nhằm mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài, phát triển kinh tế quốc dân, đẩy mạnh xuất khẩu trên cơ sở khai thác có hiệu quả tài nguyên, lao động và các tiềm năng của đất nước. Việc khuyến khích và bảo đảm đầu tư trong và ngoài nước là một vấn đề quan trọng góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước ta hiện nay, đặc biệt là việc công nhận và thừa nhận các hình thức đầu tư nước ngoài.
            Trên thế giới, đầu tư nước ngoài không phải là vấn đề mới mẻ, đặc biệt là ở những nước có nền kinh tế thị trường đang phát triển. Ở nước ta, đầu tư nước ngoài đến nay vẫn được coi là mới mẻ cả về hình thức và nội dung.
            Về đầu tư, trước đây chúng ta phân chia thành hai loại đầu tư: đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Đầu tư trong nước được điều chỉnh bằng Luật khuyến khích và đầu tư trong nước. Đầu tư nước ngoài được điều chỉnh bằng  Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam. Hiện nay, Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư năm 2005, văn bản Luật này áp dụng chung cho các hoạt động đầu tư trong và ngoài nước (gọi là Luật đầu tư chung).  
Luật Đầu tư chung (ĐTC) là một trong hai đạo luật kinh doanh quan trọng (cùng với Luật Doanh nghiệp thống nhất) để đẩy nhanh tốc độ phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng như đầu tư nước ngoài và góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế. Luật Đầu tư năm 2005 được ban hành đã thay thế Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và Luật Đầu tư nước ngoài.
 Quốc hội ban hành Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành thực hiện các mục đích sau:
            1. Thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước nhằm thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế khu vực kinh tế tư nhân cũng như đầu tư ra nước ngoài, góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế.
            2. Góp phần tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế cho các hoạt động đầu tư ở Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài.
3. Khai thác có hiệu quả tài nguyên của đất nước, tạo thêm công ăn việc làm, đẩy mạnh hoạt động đầu tư, tăng tích luỹ cho sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước.
            4. Nhanh chóng tạo được chỗ đứng vững chắc của nước ta trong phân công lao động quốc tế, tạo được thế mạnh trên thị trường quốc tế.
* Điểm mới của Luật đầu tư.
 Luật đầu tư chung với những vấn đề mới quy định theo chương trình xây dựng pháp luật năm 2005 và đáp ứng yêu cầu gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam,  Luật Đầu tư áp dụng chung đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài được  Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ tám, tháng 10 năm 2005. Vậy, ngoài những vấn đề chung, những vấn đề đã có trên cơ sở hợp nhất hai luật, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998, có những vấn đề nào mới được quy định trong dự thảo Luật Đầu tư chung?
 Quy định về đầu tư ra nước ngoài Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối năm 2004, các doanh nghiệp Việt Nam đã có 115 dự án đầu tư ra nước ngoài, trong đó 111 dự án còn hiệu lực với tổng v ốn đầu tư đăng ký là 222,9 triệu USD, vốn pháp định trên 198 triệu USD. Các nước có nhiều dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam là Liên bang Nga, có 11 dự án, với tổng vốn đầu tư gần 35 triệu USD và Lào có 32 dự án, với tổng vốn là 20,5 triệu USD
 Ngoài các lĩnh vực đầu tư mang tính chất sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ phổ biến, còn có lĩnh vực sẽ mang đến nhiều triển vọng và quan trọng đối với nền kinh tế nước ta là tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí với một số dự án có tiềm năng phát triển ở In-đô-nê-xia, An-giê-ri, I-rắc... Điều này cho thấy rõ, vai trò của đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. Tuy vậy, cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của ta chưa được quy định trong luật. Hiện tại, Việt Nam mới có Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ và một số văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan. Ngay Nghị định số 22/1999/NĐ-CP khi ban hành, vì chưa có luật quy định nên phải xin phép ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định của Điều 56 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định 22/1999/NĐ-CP sau thời gian thực hiện đã bộc lộ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung.
Nghị định sửa đổi này hiện đang được trình Chính phủ để ban hành. Do đó, việc quy định đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam trong Luật Đầu tư chung là vấn đề cần thiết và đã chín muồi. Luật đầu tư  dành một chương  quy định những vấn đề có tính nguyên tắc nhất làm cơ sở pháp lý để Chính phủ hướng dẫn thi hành.
 Theo quy định của  Luật đầu tư, tất cả các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế đều được đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp, nhằm mục đích thu lợi nhuận theo quy định của pháp luật Việt Nam và của nước tiếp nhận đầu tư. Nhà nước Việt nam bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư ra nước ngoài và bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư Việt Nam tại nước ngoài theo các điều ước quốc tế. Đối với doanh nghiệp liên doanh v ới nước ngoài, doanh nghiệp 100% v ốn đầu tư nước ngoài khi đầu tư ra nước ngoài cần phải đáp ứng thêm các điều kiện:
+ Đã góp đủ vốn pháp định;
 +Vốn đầu tư ra nước ngoài được sử dụng từ lợi nhuận v à các khoản đầu tư được phép chuy ển ra nước ngoài theo quy định của pháp luật.
 Luật đầu tư cũng quy định nghiêm cấm đầu tư ra nước ngoài đối với những dự án gây hại đến bí mật quốc gia, an ninh quốc phòng, lịch sử.
            * Những bất cập của Luật đầu tư
Luật Đầu tư chung (ĐTC) là một trong hai luật kinh doanh quan trọng (cùng với Luật Doanh nghiệp thống nhất) để đẩy nhanh tốc độ phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng như đầu tư nước ngoài và góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế. Luật ĐTC sẽ thay thế Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và Luật Đầu tư nước ngoài, góp phần tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế cho các hoạt động đầu tư ở Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài.  
 Luật Đầu tư chung (ĐTC) được Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XI thảo luận và thông qua vào tháng 11 – 2005. Trong quá trình thảo luận, có rất nhiều ý kiến chưa đồng tình ủng hộ, nên nhiều lúc tưởng chừng không thể thông qua vì trong Luật có quá nhiều bất cập
Nhiều ý kiến của doanh nghiệp cũng như của các chuyên gia pháp luật, kinh tế cho rằng, các cơ chế quản lý  trong Luật ĐTC thể hiện sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào các hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư.
 Những ý kiến đóng góp của các đại biểu không phải là không có lý, vì họ e ngại Luật ĐTC sẽ “ đẻ ” thêm giấy phép con, vẫn nặng về thủ tục là bước lùi so với trước…
 Sau đây là một số bất cập trong Luật ĐTC:
  Luật ĐTC đã đưa ra tiêu chí mới để phân loại các dự án đầu tư và áp dụng thêm thủ tục đăng ký/cấp phép đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước, đây là những thủ tục mà cho đến nay, nhà đầu tư trong nước không phải thực hiện.
 Như vậy, bên cạnh việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước phải có nghĩa vụ đăng ký đầu tư đối với mọi dự án đầu tư mới.
Hơn thế, những dự án đầu tư nào có giá trị trên 5 tỷ đồng mà thuộc loại dự án phổ thông sẽ phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (giấy CNĐKĐT), còn các dự án đầu tư thuộc ba nhóm còn lại phải được Nhà nước thẩm định trước khi cấp phép đầu tư.
Nhiều người cho rằng, nguy cơ ‘’ đẻ ’’ ra những giấy phép con, cản trở hoạt động của nhà đầu tư là không thể tránh khỏi. Bởi lẽ, muốn được cấp phép đầu tư phải thuê tư vấn độc lập thẩm định hiệu quả của dự án, phải có chứng nhận thẩm định chất lượng thiết bị nhập từ nước ngoài. Việc tạo ra những ‘’ giấy phép con ’’ thể hiện tư duy cũ của người quản lý đầu tư, không phù hợp với bối cảnh hội nhập. Xu hướng chung, quản lý đầu tư phải chuyển từ “ tiền kiểm”  sang “hậu kiểm” , nhằm giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp gia nhập thị trường. Tăng cường “ hậu kiểm”, cơ quan quản lý sẽ phải chịu khổ và vất vả hơn trong việc thẩm định các yêu cầu đối với nhà đầu tư.
 Chính vì thế, có ý kiến cho rằng, không phải cán bộ quản lý đầu tư không biết phiền toái của “giấy phép con” , thế nhưng, bằng “giấy phép con” , cơ quan quản lý đầu tư muốn nắm “đằng chuôi”, giành lấy sự an nhàn cho mình. “Giấy phép con” có thể làm sống lại cơ chế  “xin- cho” , tạo nên mảnh đất mầu mỡ cho tiêu cực, nhũng nhiễu phát sinh. Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp mà chủ yếu để thị trường quy ết định. Cụ thể, các doanh nghiệp làm ăn với nhau sẽ giám sát lẫn nhau, và họ sẽ biết ai để có thể “chọn mặt gửi vàng”!
 Đáng lẽ, Luật ĐTC nên cho phép nhà đầu tư đăng ký dự án, đăng ký kinh doanh cùng một thời điểm và tự chịu trách nhiệm về tính trung thực c ủa dự án, không cần đến sự thẩm tra của Nhà nước. Nếu trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp muốn đầu tư các dự án vượt ngoài phạm vi ngành nghề đã đăng ký thì buộc phải đăng ký bổ sung. Như thế, nhà đầu tư không cần đăng ký dự án, chỉ cần đăng ký kinh doanh, chịu trách nhiệm về dự án đầu tư ở những lĩnh vực ngành nghề đăng ký.
Quản lý nhà nước về đầu tư không có nghĩa là cơ quan Nhà nước phải thẩm tra tính khả thi hay hiệu quả của dự án, vì không đủ nhân lực để làm thay chủ đầu tư.
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh đã kiến nghị: “Đòi hỏi giấy chấp thuận đầu tư sẽ hạn chế quyền tự chủ của doanh nghiệp, trong khi nhà đầu tư không cần đến loại giấy này ” .
 Theo quy định của Luật đầu tư thì những dự án phổ thông từ 5 tỷ đồng  đến 300 tỷ đồng phải làm nhiều thủ tục để xin Giấy chấp thuận đầu tư của cơ quan quản lý đầu tư và chịu thêm m ột cơ quan thanh tra mới là thanh tra đầu tư. Đây là những vấn đề nảy sinh mà Luật Khuyến khích đầu tư trong nước trước đây không qui định./.